Test máy trước khi mua là một điều mà bất kỳ ai cũng phải làm, máy tính Surface cũng không phải là ngoại lệ. Điều này còn cần thiết hơn nữa khi bạn muốn mua 1 chiếc máy tính Surface cũ. Lapvip sẽ hướng dẫn các bạn các bước chi tiết để kiểm tra 1 chiếc máy tính Surface cũ. Cùng theo dõi nhé!
Việc mua và sử dụng một chiếc Surface Cũ có những cái hay của riêng nó. Ngoài việc giá rẻ thì còn có các yếu tố khác như: Máy được Test cẩn thận hơn, Hình thức không bị cũ đi, được đổi sản phẩm trong 1 tuần.
Đó đều là những yếu tố trên một chiếc Surface Cũ được bán tại Lapvip. Mà kể cả nếu bạn muốn mua một lại một thiết bị Surface Cũ ở chỗ nào thì cũng nên kiểm tra cẩn thận. Và bạn phải cần kiểm tra những thứ gì trên máy? Các bạn hãy đọc tiếp bài viết sau đây:
Dẫu biết rằng Surface là một trong những thiết bị điện tử không thể dựng. Nhưng đã là máy qua sử dụng thì cũng cần phải kiểm tra một số thứ. Một số nhược điểm, khuyết điểm nhỏ kể cả có xuất hiện trên máy cũng không nên mua. Bởi vì việc sửa chữa, khắc phục đối với máy tính cao cấp là rất tốn kém.
Kiểm tra Màn Hình
Màn Hình chính là thứ cần kiểm tra đầu tiên trên một chiếc Surface Cũ. Một thiết bị sở hữu cảm ứng đa điểm thì đương nhiên màn hình là thứ quan trọng nhất. Chiếc Surface đó chỉ cần lỗi 1 điểm trên màn cũng đủ để giá trị máy tụt mất khoảng 30%.
Cách kiểm tra màn hình thì quá đơn giản rồi. Bạn chỉ việc lấy ngón tay và khoanh vùng toàn bộ phần màn, nếu di đến điểm nào không được tức là chỗ đó bị chết cảm ứng rồi. Nếu trường hợp này xảy ra thì bạn có thể yêu cầu giảm giá máy ngay hoặc đổi sang xem con khác.
Kiểm tra Vỏ Máy
Mình cũng đã nói phẩn vỏ nhôm Magie của Surface luôn giữ được sự tươi mới cho máy. Những vết xước dăm do tác động nhỏ cũng không hề khiến cho máy bị xấu đi. Còn đối những vết xước, vết cấn, móp siêu to khổng lồ thì lại là một câu chuyện khác.
Cũng giống như những điểm chết cảm ứng, những vết móp, cấn trên một chiếc Surface Cũ sẽ khiến cho giá trị máy giảm đi rất nhiều. Nếu bạn không quá quan trọng hình thức của máy thì việc lựa chọn mua và dùng những chiếc Surface kiểu như này sẽ tiết kiệm được ối tiền đó.
Với những thiết bị Surface xước quá thì bạn có thể lựa chọn giải pháp dán sau khi mua. Dán đề can sẽ rất đẹp và màu mè nhưng lại làm giảm cơ chế tản nhiệt qua vỏ vốn có trên máy. Lựa chọn phù hợp hơn sẽ là dán nhôm Surface.
Kiếm tra Kết Nối
Cái này thì đương nhiên phải kiểm tra rồi. Đối với một thiết bị Laptop cũ không chỉ riêng Surface thì cần phải kiểm tra mọi cổng kết nối trước khi mua. Chỉ cần một cổng nào đó không hoạt động sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng của máy đi đáng kể.
Nguyên nhân khiến cho các cổng kết nối không hoạt động thì khá nhiều. Đa phần là do người dùng trước cắm ngược Jack dẫn đến bị gãy chân bên trong. Hay đại loại như sử dụng cổng kết nối hàng lởm gây ra hiện tượng cháy, chập mạch.
Kiểm Tra Tình Trạng Pin của máy
Số lần sạc Pin trên máy cũng là yếu tố quyết định xem nó có đáng mua hay không. Số lần sạc càng nhiều thì Pin sẽ càng Chai, có khá nhiều người dùng quan trọng thời lượng pin đó.
Surface là một thiết bị mỏng nhẹ linh hoạt rất tiện lợi để mang đi và dùng khắp nơi. Đan xen với điều đó phải là một thời lượng Pin ổn định. Mức Pin trung bình của các dòng máy Surface rời vào khoảng 6-8 tiếng, chuẩn 1 ngày làm hành chính.
Một chiếc Surface Cũ chuẩn chỉnh thì sẽ chỉ bị chai tầm khoảng 1% đến 10% Pin. Nếu chiếc máy bạn muốn mua có con số cao hơn hạn mức này thì bạn có quyền mặc cả giá thành. Thực tế các dòng máy Surface đều sử dụng Pin rất hiện đại nên chẳng có mấy máy bị chai nhiều lắm đâu.
Kiểm Tra Serial Máy
Điểm cuối cùng cần phải kiểm tra khi mua một chiếc Surface máy Cũ. Mọi linh kiện trong Surface thì không thể thay thế nhưng Main và Vỏ Máy thì có đấy. Bạn nên kiểm tra xem Serial bên ngoài chiếc Surface đó xem có trùng khớp không xong hãng mua.
Hãy truy cập vào Bios máy bằng cách giữ phím nguồn và nút tăng âm lượng trong vòng 30s. Mọi thông tin bao gồm cả Serial sẽ hiện ra ở đây, bạn thử so với dãy Serial được ghi ở phần đáy của vỏ máy xem có đúng không là được. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng số Serial đó để kiểm tra Bảo Hành Hãng Microsoft.