Có bao giờ bạn muốn biết ổ cứng đang được lắp bên trong máy tính của mình là loại gì chưa? Việc phân biệt như thế này sẽ giúp chúng ta biết được tốc độ hoạt động của ổ cứng rồi cài đặt các phần mềm phù hợp. Dưới đây là 4 cách để kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD.
Cho tới thời điểm hiện tại, ổ cứng được chia làm 2 loại là HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid State Drive). HDD là loại ổ cứng cũ với mức giá siêu rẻ cùng dung lượng lưu trữ cao nên phù hợp cho rất nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Mặt khác, SSD là phiên bản ổ cứng được nâng cấp từ HDD với ưu điểm là tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn. Dù giá bán của SSD đã được giảm đi trong những năm gần đây nhưng vẫn cao hơn HDD truyền thống.
Nếu có ý định nâng cấp ổ cứng thì bạn nên đầu tư cho SSD vì nó sẽ giúp cho các chương trình được khởi chạy nhanh hơn, việc truy xuất dữ liệu dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu bạn quan tâm đến mức dung lượng lưu trữ lớn và không muốn bỏ chi phí ra quá nhiều thì nên chọn HDD.
4 cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD
Cách 1: Dùng PowerShell để kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD
- Bạn hãy bấm tổ hợp phím Windows + X rồi chọn dòng Windows PowerShell (Admin).
- Copy và paste dòng lệnh sau đây vào chương trình rồi ấn Enter: PowerShell “Get-PhysicalDisk | Format-Table -AutoSize”
- Bạn hãy quan sát cột MediaType là biết ngay ổ cứng trong máy tính của mình thuộc SSD hay HDD.
Cách 2: Dùng công cụ Windows System Information để kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD
- Mở hộp thoại Run với tổ hợp phím Windows + R rồi sau đó gõ msinfo32 và bấm Enter.
- Tìm đến mục Components -> Storage -> Disks ở cột bên trái.
- Thông tin bạn cần biết sẽ nằm ở cột bên phải.
Cách 3: Dùng công cụ Disk Fragmentation để kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD
- Vào Start Menu và gõ disk fragmentation rồi bấm Enter.
- Ở cột Media type bạn sẽ thấy loại ổ cứng cần biết.
Cách 4: Dùng công cụ của bên thứ 3 để kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD
Ngoài những công cụ được tích hợp sẵn trong Windows như đã nói ở trên, bạn còn có thể dùng thêm những công cụ khác của bên thứ 3 như Speccy, HWiNFO để không chỉ kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD mà còn biết thêm được nhiều thông tin chi tiết khác về hệ thống phần cứng đang có trong máy tính của mình.
Nguồn: Itechtics